Mẫu áo dài qua từng thời kỳ – Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

Áo dài, một trang phục truyền thống và là nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Trải qua từng thời kỳ lịch sử, áo dài cũng nhiều lần thay đổi. Mỗi thời kỳ, sự thay đổi áo dài lại có một nét đặc trưng riêng. Bài viết hôm nay Beauties Vietnam muốn chia sẻ với các bạn những mẫu áo dài qua từng thời kỳ có nét đẹp như thế nào, đặc trưng ra sao?

ÁO GIAO LÃNH

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được lịch sử chính xác của áo dài, chỉ biết nó đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra điểm chung và cho rằng áo dài bắt nguồn từ áo giao lãnh. Đây được xem là kiểu áo sơ khai của áo dài. Áo giao lãnh được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Phần thân áo được kết hợp may từ 4 tấm vải và mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Nếu nhìn qua, kiểu áo này khá giống với áo tứ thân.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO TỨ THÂN

Trong quá trình lao động, để thuận tiện, người ta đã may lại chiếc áo giao lãnh theo kiểu rời hai tà trước (buộc vào nhau) và hai tà sau may liền thành vạt áo. Đây chính là chiếc áo tứ thân nổi tiếng Việt Nam vào thế kỷ 17. Cũng giống như áo giao lãnh, áo tứ thân thường may tối màu. Theo quan niệm người Việt xưa đấy là thể hiện sự tối giản, khiêm tốn và mang  ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO NGŨ THÂN

Dựa trên cơ sở áo tứ thân, sang những năm đầu thế kỷ XX, một kiểu áo phom rộng, có cổ đứng, có 4 vạt và cũng được may thành 2 tà như áo dài. Ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5 trở nên vô cùng thịnh hành. Người ta gọi kiểu áo này là áo dài ngũ thân. Theo lịch sử ghi lại, mẫu áo dài qua từng thời kì này chính thức xuất hiện ở thời vua Gia Long. Khi ấy, áo ngũ thân thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội và chỉ có giai cấp quan lại quý tộc mới mặc kiểu áo này.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO DÀI LEMUR

Áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ sẽ mang một nét đặc trưng riêng. Điều này cũng dễ hiểu vì thời trang phụ thuộc nhiều vào văn hóa, lịch sử. Sang những năm 1939, áo dài lại được biến tấu thành kiểu áo mới. Các nhà nghiên cứu gọi nó là áo dài Lemur. Sở dĩ có tên gọi này là vì nó được đặt theo tên tiếng Pháp của họa sĩ Cát Tường – người đã sáng tạo ra kiểu áo này. Áo dài Lemur chỉ có hai vạt trước và sau. Vạt trước thường dài chấm đất. Khác với các kiểu áo trên, áo dài Lemur được may ôm sát cơ thể, tay áo thẳng và có viền nhỏ. Áo có thêm khuy áo và khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO DÀI LÊ PHỔ

Áo dài Lê Phổ là sự biến thể từ áo dài Lemur và nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận định, áo dài Lê Phổ là mẫu áo dài gần giống với áo dài truyền thống hiện nay nhất. Áo dài Lê Phổ có vạt áo được may dài, tay áo không phồng, cổ kín và may ôm sát cơ thể. Áo dài Lê Phổ lúc này được mặt với quần ống loe trắng và được người phụ nữ Việt rất ưa thích.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO DÀI RAGLAN

Áo dài Raglan hay còn quen gọi hơn với cái tên là áo dài giắc lăng. Kiểu áo này xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của kiểu áo này so với các mẫu áo dài qua từng thời kỳ trên chính ở cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Ngoài ra hai tà áo còn nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Nếu như áo dài Lê Phổ có hình dáng giống với áo dài truyền thống hiện nay thì áo giắc lăng lại chính là kiểu áo góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO DÀI TRẦN LỆ XUÂN

Thay vì tên gọi Trần Lệ Xuân, nhiều người vẫn quen gọi kiểu áo dài này là áo dài bà Nhu hơn. Kiểu áo này có thiết kế phần cổ được bỏ đi. Các nhà nghiên cứu cho rằng bà đã lấy ý tưởng từ chiếc áo tầm vông của người Khmer chưa lập gia đình. Ban đầu, nhiều người cho rằng đi ngược lại thuần phong mĩ tục. Tuy nhiên, thời gian sau, áo dài bà Nhu lại rất được ưa chuộng vì sự đơn giản và thoải mái.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Sang những năm 1970 lại xuất hiện thêm một kiểu áo mới và đó chính là kiểu áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Khi xu hướng năng động và lối sống ngày càng hiện đại, áo dài truyền thống cũng được thiết kế cách điệu hơn cho người phụ nữ có thêm nhiều lựa chọn. Nhưng nhìn chung, áo dài vẫn có thiết kế cổ áo cao khoảng từ 4-5cm và được khoét chữ V. Ngày nay, cổ áo đã được biến tấu nhiều kiểu như cổ tròn, cổ thuyền, cổ trái tim… Thân áo được may vừa vặn, chiết eo ôm sát cơ thể. Cúc áo thường là cúc bấm. Thiết kế có 2 tà trước và sau và được tính từ chỗ chít eo bên hông. Tà áo bắt buộc phải dài qua gối. Tay áo ôm sát cánh tay, dài và không có cầu vai, quần được mặc kết hợp thường được may chấm gót, vải mềm, màu sắc đa dạng.

Mẫu áo dài qua từng thời kỳ - Nét đẹp văn hóa Việt hội tụ

Trải qua lịch sử ngàn năm phát triển, áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa. Nó còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *