Một trong những tổn thương da khiến nhiều người e ngại và phiền muộn nhất có lẽ chính là sẹo rỗ. Sẹo rỗ là tình trạng cấu trúc da bị phá hủy gây ra tình trạng da mặt bị lõm vào trong chứ không được mịn màng như thường. Sẹo rỗ rất khó điều trị cũng như gây ra những tự ti khá lớn với cả những bạn nam lẫn nữ. Vậy đâu là những dấu hiệu mặt bị rỗ, có cách nào để cải thiện hay không? Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin này.
SẸO RỖ LÀ GÌ
Sẹo rỗ hay còn gọi là sẹo lõm là di chứng của các tổn thương nghiêm trọng trên da. Thông thường do các yếu tố tác động mà các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa nhưng không được phục hồi hoặc thay thế kịp thời. Điều này dẫn đến vùng da tại vết thương hình thành vết lõm. Đây là dấu hiệu mặt bị rỗ đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
Trị sẹo rỗ lâu năm bằng kem có thực sự khả thi?
Dấu hiệu mặt bị rỗ
PHÂN LOẠI SẸO RỖ
Tùy vào những tác động khác nhau mà sẽ để lại những tình trạng tổn thương trên da khác nhau. Đương nhiên mỗi sự tổn thương khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, việc phân biệt các loại sẹo rỗ là rất cần thiết nếu các bạn muốn phục hồi làn da mịn màng tự nhiên.
Phân loại sẹo rỗ
Dựa vào hình dạng, người ta phân chia thành 3 loại sẹo rỗ dưới đây:
- Ice Pick Scar – Sẹo hình chân đá nhọn
Dấu hiệu mặt bị rỗ hình chân đá chọn: Giống như tên, sẹo có dạng lỗ giống như vật nhọn đâm vào. Kích thường thường sâu hơn 0.5mm và đường kính không quá 2mm. Nhiều người nhận định rằng, tình trạng sẹo này dễ bị nhầm với tình trạng lỗ chân lông to. Nguyên nhân hình thành do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.
- Boxcar Scar – Sẹo hình chân vuông
Sẹo hình chân vuông là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông, đường kính từ 2mm – 4mm và sâu khoảng 1.5mm. Nguyên nhân hình thành là do sự thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, thông thường là do thủy đậu gây nên.
- Rolling Scar – Sẹo hình lượn sóng
Sẹo rỗ hình lượng sóng thường có cấu trúc lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu, nhìn giống như những vết lượn sóng. Nguyên nhân do các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử vì thời gian điều trị mụn kéo dài. Điều này dẫn đến việc không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo.
Có 3 loại sẹo rỗ thường gặp
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SẸO RỖ DO ĐÂU
Như đã nói ở trên, sẹo rỗ hình thành do cấu trúc da bị phá vỡ, làm cho chuỗi collagen bị đứt gãy tạo thành những lỗ sâu trên bề mặt da, có 3 tác nhân chính gây nên tình trạng này:
1. Do mụn bọc, mụn trứng cá
Sẹo rỗ là hậu quả nghiêm trọng nhất mà mụn bọc và mụn trứng cá để lại trên da nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc chăm sóc da khi bị mụn bọc, mụn trứng cá tấn công là rất quan trọng.
Sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá
2. Do mụn đầu đen
Mụn đầu đen tuy không gây ra nhiều đau đớn trên da nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, có thể gây nên sẹo rỗ. Sẹo rỗ do mụn đầu đen gây nên thường có kích thước nhỏ, dễ bị nhầm lẫn với tình trạng lỗ chân lông to, nhưng lại ăn sâu vào da, khó phục hồi.
Dấu hiệu mặt bị rỗ do mụn đầu đen
2. Do thủy đậu hay bỏng rạ
Tác nhân cuối cùng gây nên sẹo rỗ chính là do thủy đậu/bỏng rạ. Những tác nhân này thường để lại các vết sẹo rất lớn, là dấu hiệu mặt bị rỗ rõ nhất và khó có thể chữa khỏi bằng phương pháp thông thường.
Tác nhân gây nên sẹo rỗ do thủy đậu/bỏng rạ
Dấu hiệu mặt bị rỗ thường rất dễ nhận biết. Nguyên nhân là do tình trạng cấu trúc da bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, việc điều trị và phục hồi thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì. Có rất nhiều trường hợp, sẹo rỗ vĩnh viễn, nghĩa là không thể phục hồi hoàn toàn 100%. Điều này có thể nói rằng, việc chăm sóc da thật sự rất quan trọng, một khi da gặp vấn đề, phổ biến nhất là bị mụn tấn công, buộc phải có biện pháp phục hồi và chăm sóc thật cẩn thận.