Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông như lỗ chân lông bị tắc, áp xe da hay viêm nang lông. Nhọt thường không kéo dài, đối với nhọt nhỏ có thể tự hết, tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, một số trường hợp nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
MỤN NHỌT LÀ GÌ??
Trước tiên khi chữa trị các loại bệnh, chúng ta cần tim hiểu xem những yếu tố nào gây nên tình trạng mà chúng ta mắc phải. Vậy nên chúng ta cùng tìm hiểu về mụn nhọt để có thể có được cái nhìn tổng quan hơn về loại bệnh lý da liễu này.
Nhọt là một dạng nhiễm trùng da với xuất phát điểm từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn. Lúc bắt đầu, vùng da nhỏ nhiễm trùng bị đỏ và một u mụn cứng lớn dần. Sau 4 đến 7 ngày, dịch mủ hình thành dưới da. Vị trí thường gặp nhất của nhọt là mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi nhọt hình thành ngay mí mắt, nó được gọi là mụt lẹo. Nếu có nhiều nhọt tụ lại thành nhóm, dạng nhiễm trùng da này nguy hiểm hơn.
Khi khởi phát, nhọt chỉ có kích thước bằng hạt đậu và màu đỏ. Khi có dịch mủ, nhọt lớn và đau hơn. Nền da quanh nhọt cũng chuyển sang màu đỏ và sưng. Đỉnh nhọt có đầu nhân mủ nhỏ màu vàng, trắng. Sau một thời gian, đầu nhân mủ này vỡ và dịch thoát ra ngoài. Một số người bệnh còn bị sốt và mệt toàn thân khi mắc bệnh hậu bối (nhọt cụm).
Hầu hết nhọt có tác nhân gây bệnh (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ hoặc lần mò vào lỗ chân lông theo sợi lông. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA MỤN NHỌT – Nhọt không có nhiều biến chứng, nhưng có trường hợp nhọt diễn tiến thành mụn nhọt tái phát. Đây là khi người bệnh bị mụn nhọt tái phát quá 3 lần trong một năm. Nhọt tái phát lan nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt với những thành viên trong gia đình. Nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, như vùng da dưới ngực, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị nhọt tái phát đúng cách.
– Một số người mắc phải bệnh lý viêm tuyến mồ hôi mủ, có biểu hiện tương tự nhọt tái phát, nhưng đây là bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hơn. Bệnh này thường gây sẹo xấu và nặng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Nhiễm trùng thứ phát do nhọt không quá phổ biến, nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu không hay xảy ra và có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng và tuân thủ điều trị.
CÁCH TRỊ MỤN NHỌT
Nếu tình trạng mụn của bạn không quá nặng, bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn nhọt tại nhà hiệu quả sau.
Nổi mụn ở mông dù đau hay không cũng gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà sau để khắc phục tình trạng này nhé.
1. Vệ sinh da sạch sẽ ngay sau khi tập thể dục
Sau khi tập thể dục xong khoảng 20 – 30 phút, bạn nên đi tắm để loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn trên da. Giúp lỗ chân lông luôn được thông thoáng và ít mọc mụn hơn. Việc mặc quần áo tập ướt mồ hôi có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn nhọt ở mông nên dù không kịp tắm ngay sau khi tập, bạn cũng nên thay quần áo khô ráo hơn nhé.
2. Dưỡng ẩm cho làn da ở mông
Nếu bạn lo rằng việc bôi kem dưỡng da sẽ làm tình trạng tắc lỗ chân lông trầm trọng hơn thì hãy dùng sản phẩm dưỡng da có axit lactic. Loại axit này sẽ giúp bạn cấp nước và tẩy tế bào chết cho da. Khi da đã đủ ẩm, bạn sẽ ngừa được chứng dày sừng nang lông cũng như tình trạng mọc mụn ở mông.
3. Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng khi bạn muốn chữa bất cứ loại mụn nào. Bạn hãy chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết chứa axit glycolic. Đây là một thành phần chữa mụn nhọt ở mông rất tốt nhờ chức năng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Chất này cũng có thể làm sáng các vết thâm trên da do mụn để lại.
4. Dùng benzoyl peroxide
Bạn hãy sử dụng một số loại sữa tắm có chứa benzoyl peroxide để trị mụn nhọt ở mông. Chất này có khả năng sát trùng nên có thể chữa tình trạng viêm nang lông, từ đó giúp giảm mụn. Khi bôi sản phẩm chứa benzoyl peroxide lên da, bạn đừng vội rửa ngay mà hãy đợi một chút để sản phẩm phát huy tác dụng nhé.
5. Dùng axit salicylic
Bạn có thể cải thiện tình trạng nổi mụn ở mông bằng các sản phẩm trị mụn chứa axit salicylic. Axit này có thể giúp bạn loại bỏ dầu thừa và tẩy tế bào da chết để lỗ chân lông thông thoáng hơn, từ đó giảm mụn. CÁC MẸO TRỊ MỤN NHỌT BẰNG NGUYÊN LIỆU THIÊN NHIÊN.
khắc phục mụt nhọt ở mông bị thâm bằng tỏi
1. Tỏi
Củ tỏi vốn là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp mỗi gia đình. Ngoài việc mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn, tỏi còn là một bài thuốc dân gian khắc chế sưng viêm, vết thâm cực kì tốt. Tinh chất từ củ tỏi có tính kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh nên có thể đánh bay vi khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả
Cách thức thực hiện khá đơn giản:
- Hãy sử dụng 3 – 4 nhánh tỏi, lưu ý không dùng tỏi đã nảy mầm. Bóc vỏ, rửa sạch và mang giã nát.
- Đắp phần bã tỏi đã được giã nát lên phần ổ nhọt tại mông. Trước đó cần vệ sinh sạch sẽ vùng da tại vị trí điều trị.
- Thực hiện từ mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt được kết quả xẹp mụn bọc ở mông tốt nhất.
2. Kem đánh răng.
Sử dụng thuốc đánh răng là phương pháp trị mụn nhọt được nhiều người áp dụng vì vô cùng tiện lợi. Trong thành phần của kem đánh răng có chứa Sodium pyrophosphate, Silica và Baking Soda vừa diệt khuẩn, giảm sưng viêm đồng thời hỗ trợ ức chế quá trình tiết nhờn.
Vì thế, với những nốt mụn nhọt ở mông nhỏ, kem đánh răng có thể là giải pháp xử lý hữu hiệu mang đến hiệu quả xẹp mụn cấp tốc. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch khu vực ổ mụn rồi thoa trực tiếp kem đánh răng lên. Hãy lựa chọn kem đánh răng màu trắng tránh kích ứng da. 3. Rau mồng tơi. Mồng tơi là loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến các món canh với hương vị vô cùng hấp dẫn. Vậy nhưng nhiều người lại bỏ qua công dụng trị mụn nhọt vô cùng ưu việt của mồng tơi.
Rau mồng tơi có tính mát, thải độc tốt nên đắp lên da giúp tiêu viêm nhanh chóng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần làm theo những bước sau đây:
- Rửa thật sạch lá mồng tơi, để khô rồi giã nát (hoặc có thể xay bằng máy).
- Đắp bã mồng tơi lên ổ nhọt và giữ tại đó khoảng 15 phút để các tinh chất trong loại lá này phát huy tác dụng.
- Sau đó lột bỏ phần bã và rửa sạch khu vực ổ mụn.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để mụn mọc ở mông sớm giảm sưng và xẹp nhanh chóng.
Mặc dù chữa mụn nhọt tại nhà rất tiện lợi và dễ thực hiện nhưng chỉ thích hợp với dạng mụn nhẹ. Còn những nhọt mủ, sưng to, có ngòi trắng hoặc vàng, đồng thời gây đau nhức, ngứa ngáy dữ dội hoặc mụn ở mông bị chai, lâu năm thì không nên áp dụng cách thức dân gian này để tránh tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách tốt nhất là đến gặp chuyên gia da liễu để được xác định rõ ràng nguyên nhân, loại mụn.