Đừng nghĩ rằng mụn chỉ là dấu hiệu của một làn da yếu. Lắng nghe và đọc vị những vị trí nổi mụn trên mặt cũng là cách giúp bạn kịp thời nhận ra những dấu hiệu sức khỏe đáng báo động của cơ thể.
Vị trí mụn trên khuôn mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn
Một làn da mềm mại và mịn màng chắc chắn không thể tồn tại những đốm mụn “đáng ghét”. Chẳng những làm bạn kém tự tin khi giao tiếp, mụn còn thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn rất nên tham khảo face mapping – hay còn gọi là bản đồ trị mụn – bởi chúng giúp bạn cải thiện tình trạng nổi mụn của mình từ bên trong. Theo lý thuyết, bản đồ trị mụn sẽ liên kết khu vực đang bị nổi mụn của bạn với một cơ quan trong cơ thể. Từ đó cho phép bạn thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và làn da.
1. Mụn ở trên phía lông mày
Theo bản đồ trị mụn, khu vực phía trên lông mày liên quan đến túi mật và gan. Vì thế, nếu bạn đang nổi mụn ở trán hãy tiêu thụ ít đồ ăn vặt và những thực phẩm được chế biến sẵn. Bên cạnh đó, giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống sẽ là điều cần thiết. Ngoài ra, đối với những nốt mụn ở trán, hãy chuyển sang sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không chứa dầu. Hầu hết tất cả chúng ta đều có xu hướng rửa mặt trước rồi sau đó mới thoa các sản phẩm dưỡng tóc. Điều này có thể sẽ khiến các sản phẩm dưỡng tóc nhỏ giọt xuống trán và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hãy thực hiện ngược lại, sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc trước rồi mới rửa mặt để tránh được việc hình thành nhân mụn trong tương lai.
Mụn ở trên phía lông mày
2. Mụn mọc giữa lông mày
Nếu gặp phải những nốt mụn ở giữa lông mày, điều này có nghĩa là bạn đang uống rượu hoặc hút thuốc quá nhiều. Không chỉ vậy, nguyên nhân còn có thể là do bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều bạn cần làm là cắt giảm các loại chất béo như bơ, pho mát và đồ ăn nhẹ vào đêm khuya. Đồng thời, kết hợp các bài tập thể dục vào thói quen hằng ngày cũng như ngủ nhiều hơn để có làn da mịn màng và cơ thể khỏe mạnh.
Mụn mọc giữa lông mày
3. Mụn mọc ở mũi
Mũi được kết nối với phổi và tim, để chống lại sự xuất hiện của mụn ở khu vực này bạn nên cắt giảm thức ăn cay, thịt và muối. Hãy thay thế bằng các loại trái cây, rau và các loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh như omega – 3 và omega – 6. Nếu liên tục bị nổi mụn ở mũi, bạn nên kiểm tra huyết áp và mức tiêu thụ vitamin B của mình. Bởi khi tăng lượng vitamin B nạp vào cơ thể chúng sẽ giúp bạn ngăn chặn sự bùng phát của các nốt mụn ở phần mũi.
Mụn mọc ở mũi
4. Mụn mọc ở má trái
Nếu mụn xuất hiện ở má trái, điều cần thiết mà bạn phải làm đó chính là ăn nhiều hơn những thực phẩm giải nhiệt. Má trái kết nối nhiều nhất với gan và sẽ hoạt động yếu nhất trong khoảng từ 1 – 5 giờ chiều. Vậy nên nếu bạn gặp phải mụn ở má trái, hãy cố gắng tránh những công việc nặng nhọc vào khoảng thời gian trên.
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra những nốt mụn dai dẳng ở vùng má đó chính là màn hình điện thoại của bạn. Vệ sinh màn hình điện thoại nhiều lần mỗi ngày hoặc sử dụng tai nghe để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa làn da và điện thoại của bạn. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự tích tụ của dầu và vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm chứa axit salicylic sẽ giúp thâm nhập sâu vào các tuyến dầu và làm thông thoáng lỗ chân lông. Công dụng này sẽ khiến làn da của bạn trở nên mịn màng và rạng rỡ hơn bao giờ hết.
Mụn mọc ở má trái
5. Mụn mọc ở má phải
Má phải có mối liên hệ mật thiết với phổi của bạn. Để cải thiện các nốt mụn ở khu vực này, bạn nên thực hiện nhiều hơn các bài tập aerobic và luyện tập hít thở vào sáng sớm. Những bài tập này sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho lá phổi của bạn. Ngoài ra, má phải cũng phản ứng mạnh hơn với đường so với các bộ phận khác trên khuôn mặt. Vậy nên, hãy cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn nếu gặp phải sự xuất hiện của mụn trên má phải nhé.
Mụn mọc ở má phải
6. Mụn mọc ở vùng miệng
Nếu khuôn mặt bị nổi mụn ở vùng xung quanh miệng, chế độ ăn uống không lành mạnh của bạn sẽ là nguyên nhân. Khu vực xung quanh miệng thường liên quan đến các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan. Cắt giảm thức ăn cay, đồ chiên, đồng thời bổ sung nhiều hơn các chất xơ, trái cây, rau sẽ là cách giúp bạn cải thiện sức khỏe.
Mụn mọc ở vùng miệng
7. Mụn mọc ở cằm
Nếu bạn bị nổi mụn ở cằm bạn nên kiểm tra nồng độ hormone của mình, bởi đây cũng là khu vực thường xuyên bị nổi mụn do nội tiết tố. Căng thẳng cũng sẽ là một trong những lý do khiến vùng cằm của bạn bị nổi mụn. Để giảm bớt những nốt mụn này, bạn nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như chăm sóc và vệ sinh cho da kĩ hơn.
Mụn mọc ở cằm
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn đọc và giúp bạn tránh được tình trạng mụn thông qua việc cải thiện sức khỏe nhé!
BEAUTIES VIETNAM SHOP-thiên đường mỹ phẩm nội địa Nhật Bản